Judo

Đây là một bài viết cơ bản. Nhấn vào đây để biết thêm thông tin.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Judo
柔道
Mifune Kyuzo (trái) và Kanō Jigorō (phải)
Mifune Kyuzo (trái) và Kanō Jigorō (phải)
Trọng tâmGrappling, wrestling
Mức độ bạo lựcFull contact
Xuất xứNhật Bản
Người sáng lậpKanō Jigorō
Võ sinh nổi tiếngSee: List of judoka
Ảnh hưởng từVarious koryū Jujutsu schools, principally Tenjin Shin'yō-ryū, and Kitō-ryū
Môn võ thủy tổ
  • Tenjin Shin'yō-ryū
  • Yoshin ryu
  • Shiten ryu
  • Sekiguchi Ryu
  • Sosuishi Ryu
  • Fusen Ryu
  • Kito Ryu
  • Takenouchi Ryu
  • Miura Ryu
  • Kyushin Ryu
  • Ryōi Shintō-ryū
  • Tsutsumi Hozan Ryu
Olympic
  • Accepted as an Olympic sport in 1960 (see below)
  • Contested since 1964[1] (men) and 1992[2] (women)
Trang mạng chính thức
Jūdō (Nhu đạo) viết bằng Kanji (chữ Hán)

Judo hay Nhu đạo (柔道 (じゅうどう) (Nhu đạo) Jūdō?) là một môn võ thuật của người Nhật Bản do võ sư đồng thời là giáo sư môn thể chất Kano Jigoro sáng lập ra vào năm 1882 trên nền tảng môn võ cổ truyền Nhu thuật (柔術 (じゅじゅつ) jūjutsu?). (nhu) có nghĩa là "mềm dẻo, khéo léo, uyển chuyển"; (đạo) là "con đường", nghĩa chuyển là "nghệ thuật". Với mục đích "lấy nhu thắng cương", Jūjutsu là một môn võ chiến đấu với những đòn như bẻ tay, bẻ cổ,... dễ gây tổn thương cho võ sinh, nên Kano đã bỏ bớt các yếu tố bạo lực đó và làm cho Judo mang tinh thần thể thao nhiều hơn. Môn Jūdō không dùng binh khí mà các đòn tấn công chủ yếu là quật ngã, đè, siết cổ và khóa tay, chân. Các đòn chém và đâm dùng bàn tay và bàn chân cũng như vũ khí phòng thủ là một phần của Judo, nhưng chỉ trong các bài "hình" sắp xếp trước (kata, 形) và không được phép trong các cuộc thi Judo hoặc tập luyện (randori, 乱取り). Một học viên Judo được gọi là một Jūdō-ka (柔道家 (じゅうどうか) (Nhu đạo gia)?). Judo là hình thức đấu vật áo khoác được thi đấu quốc tế nhất trên thế giới hiện nay.

Đây là môn võ tương tự Thái cực quyền với phương châm "lấy nhu thắng cương", "tá lực đả lực" (mượn sức đánh sức), "tứ lạng bát thiên cân" (bốn lạng đẩy ngàn cân) v.v. Ứng dụng chủ yếu vào việc tự vệ bản thân, rèn luyện sức khỏe, độ khéo léo và tinh thần.

Jūdō nhanh chóng được chính phủ Nhật Bản xem như quốc võ và phổ biến trên khắp thế giới[3] và có mặt tại Olympic tại Tokyo vào năm 1964. Đến năm 1988, Jūdō nữ được đưa vào thi đấu chính thức trong Olympic. Năm 1956, Liên đoàn Judo Quốc tế (IJF) được thành lập. Hiện nay IJF có 112 nước thành viên trong đó có Việt Nam.

Triết lý và phương pháp sư phạm tiếp theo được phát triển cho Judo đã trở thành mô hình cho các môn võ thuật Nhật Bản hiện đại khác được phát triển từ Koryu (古流, trường học truyền thống). Sự phổ biến trên toàn thế giới của Judo đã dẫn đến sự phát triển của một số nhánh như SamboBrazil jiu-jitsu.

10 điều tâm niệm của Jūdō[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là 10 điều tâm niệm mà mỗi võ sinh Jūdō phải thuộc lòng:

  1. Tôn trọng kỉ luật, nội quy nhà trường.
  2. Kính thầy yêu bạn, bênh vực người yếu đuối.
  3. Kính trọng các bạn trong môn phái võ nghệ khác.
  4. Ngoài những trận đấu giao hữu, tuyệt nhiên không thách đấu với bất kì ai.
  5. Thắng không kiêu, bại không nản, lúc nào cũng phải bình tĩnh.
  6. Chỉ tự vệ trong trường hợp bị tấn công, luôn dung thứ người thất thế.
  7. Luôn luôn tự rèn luyện để thân thể khỏe mạnh, tư tưởng ngay thẳng trong sạch khoan dung, tính nết nhẫn nhục, nhu hào và kiên trì.
  8. Nghe lời nói tư lợi thì ngoảnh mặt đi, khi bàn việc công thì băng mình tới.
  9. Thà chịu thiệt hại còn hơn làm điều hèn nhát, bất công.
  10. Mục tiêu của võ sinh Jūdō là Nhân-Trí-Dũng

Người luyện môn Jūdō khi còn được học ở võ đường hay khi đã vào đời phải luôn luôn ghi nhớ những điều tam niệm để tu thân, hành xử việc đời và giúp ích cho xã hội.

Đạo Trường Jūdō[sửa | sửa mã nguồn]

Như mọi môn võ đạo khác của Nhật Bản (Karate, Aikido, Kendo,...), phòng tập Jūdō cũng gọi là Đạo Trường ( 道場 (どうじょう) Dōjō?). Từ này còn có ý nghĩa hướng dẫn kỹ thuật và lối sống của võ sinh Judo.

Đạo Trường là 1 căn phòng rộng rãi, sáng sủa và trang nghiêm. Sàn tập được phủ thảm Tatami, một loại thảm đặc biệt để khi ngã không đau.

Trước khi vào Đạo Trường học viên phải thay võ phục sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn, không mang đồ trang sức, kim loại trên người. Bất cứ ai khi bước vào hoặc rời khỏi Đạo Trường phải cúi đầu chào theo nghi lễ Jūdō.

Đẳng cấp[sửa | sửa mã nguồn]

Màu sắc đai ở Úc/Canada/Châu Âu
Trắng
Vàng
Cam
Xanh lục
Xanh lam
Nâu
Đen

Đẳng cấp trong Jūdō thể hiện trình độ kỹ thuật và khả năng thi đấu của mỗi võ sĩ. Từ đai vàng đến đai nâu, cuộc thi đấu tổ chức ở phòng tập và do võ sư trực tiếp dạy mình thăng cấp cho.

Từ đai nâu đến đai đen võ sĩ phải thi đấu trước một hội đồng có uy tín. Việc thăng đẳng cấp này có quy định về quốc tế.

Đẳng cấp Jūdō được ấn định như sau:

  • Cấp 6: Đai trắng
  • Cấp 5: Đai vàng
  • Cấp 4: Đai cam
  • Cấp 3: Đai xanh lá cây
  • Cấp 2: Đai xanh lam
  • Cấp 1: Đai nâu

Từ 1 đẳng đến 5 đẳng đai đen thì có các vạch trắng.

Từ 6 đến 8 đẳng đai đoạn đỏ, đoạn trắng.

Từ 9 đẳng đến 10 đẳng đai màu đỏ.

Võ phục[sửa | sửa mã nguồn]

Judogi, võ phục Judo.

Võ phục Jūdō gọi là Jūdōgi (柔道衣, Nhu Đạo Y). Jūdōgi gồm 3 thứ: quần, áo và đai. Quần và áo màu trắng và màu xanh dương còn đai tùy theo đẳng cấp. Đai có chiều dài 2,5 mét.

Nghi thức chào[sửa | sửa mã nguồn]

Nghi thức chào quỳ

Một buổi tập thường được bắt đầu và kết thúc bằng việc chào tổ sư và huấn luyện viên để tỏ lòng kính trọng (chào quỳ).

Trước và sau khi tập hoặc thi đấu với bạn cũng phải chào nhau (đứng chào).

Đòn thế Jūdō[sửa | sửa mã nguồn]

Ouchi gari- một đòn nổi tiếng của Judo

Đòn thế Judo - Jūdō-waza (柔道技 (Nhu đạo kỹ)?) gồm có 2 phần chính:

  • Nhóm kỹ thuật quật (vật, ném) - nage-waza (投げ技 (Đầu kỹ)?)
  • Nhóm kỹ thuật khống chế/khoá siết - katame-waza (固技 (Cố kỹ)?)
  • Nhóm kỹ thuật đánh bằng chân/tay/cơ thể - atemi-waza (当て身技 (Đương Thân kỹ)?)[4]

Judo được biết đến chủ yếu với nage-waza và katame-waza.[5]

Nage-waza[sửa | sửa mã nguồn]

Trong các đòn ném Nage-waza (hay đòn vật, đòn quật) được chia ra thành 2 nhóm: nhóm đòn đứng và nhóm đòn hi sinh.

+ Trong nhóm đòn đứng (Ta'ichi-waza) có các bộ đòn:

  • Nhóm đòn chân (Ashi-waza)
  • Nhóm đòn hông (Koshi-waza)
  • Nhóm đòn tay (Te-waza)

+ Trong nhóm đòn hi sinh (Sutemi-waza) có các bộ đòn:

  • Nhóm đòn hi sinh ngã sau (Matsuemi-waza)
  • Nhóm đòn hi sinh ngã nghiêng (Yokotsutemi-waza)

Katame-waza[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nhóm đòn đè (Osaekomi-waza)
  • Nhóm đòn xiết cổ (Shime-waza)
  • Nhóm đòn khoá bẻ khớp (Kansetsu-waza)

Judo ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Judo được truyền bá vào Việt Nam từ năm 1954 do Suzuki Choji, một sĩ quan trong Quân đội Đế quốc Nhật Bản sau Đệ nhị Thế chiến đã chọn ở lại Việt Nam, lập võ đường ở Huế, trước dạy Nhu đạo, đến năm 1963 thì chuyển sang karate.[6]

Trong khi đó Hòa thượng Thích Tâm Giác, trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm vốn đi tu nghiệp ở Nhật Bản năm 1954 khi về nước lập võ đường nhu đạo ở Sài Gòn năm 1962. Judo nhanh chóng được người dân Việt Nam yêu thích và tập luyện vì thích hợp với tố chất khéo léo của người Việt Nam. Trong những kì Sea GamesAsiad, Judo đã mang về nhiều huy chương vàng cho thể thao Việt Nam tiêu biểu là Cao Ngọc Phương Trinh vô địch 3 kỳ Sea Games liên tiếp, 17, 18 và 19. Võ sĩ Huỳnh Văn Có cùng tuyệt chiêu siết cổ cũng là một trong hai võ sĩ VN đầu tiên đạt chuẩn đai đen quốc tế năm 1961 cùng với võ sĩ Hoàng Xuân Dần, do Nhật Bản tổ chức.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Inman (2005) p. 10
  2. ^ The first Olympic competition to award medals to women judoka was in 1992; in 1988, women competed as a demonstration sport. Inman (2005) p. 11
  3. ^ Xem thông tin này Lưu trữ 2007-11-14 tại Wayback Machine tại trang web Sở TDTT thành phố Hồ Chí Minh
  4. ^ Daigo (2005) p. 8
  5. ^ Numerous texts exist that describe the waza of judo in detail. Daigo (2005); Inokuma and Sato (1987); Kano (1994); Mifune (2004); and Ohlenkamp (2006) are some of the better examples
  6. ^ "Không thủ đạo..."

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Adams, Neil (1991), Armlocks, Judo Masterclass Techniques, London: Ippon Books
  • Cachia, Jeffrey (2009), Effective Judo, Sarasota, FL: Elite Publishing
  • Daigo, Toshiro (2005), Kodokan Judo Throwing Techniques, Tokyo, Japan: Kodansha International
  • De Crée, Carl (2012), The origin, inner essence, biomechanical fundamentals, and current teaching and performance anomalies of Kōdōkan jūdō’s esoteric sixth kata: The Itsutsu-no-kata ―"Forms of five", Rome, Italy: University of Rome
  • De Crée, Carl; Jones, Llyr C. (2009a), “Kōdōkan Jūdō's Elusive Tenth Kata: The Gō-no-kata - "Forms of Proper Use of Force" - Part 1”, Archives of Budo, 5: 55–73
  • De Crée, Carl; Jones, Llyr C. (2009b), “Kōdōkan Jūdō's Elusive Tenth Kata: The Gō-no-kata - "Forms of Proper Use of Force" - Part 2”, Archives of Budo, 5: 74–82
  • De Crée, Carl; Jones, Llyr C. (2009c), “Kōdōkan Jūdō's Elusive Tenth Kata: The Gō-no-kata - "Forms of Proper Use of Force" - Part 3”, Archives of Budo, 5: 83–95
  • De Crée, Carl; Jones, Llyr C. (2011a), “Kōdōkan Jūdō's Inauspicious Ninth Kata: The Joshi goshinhō - "Self-defense methods for females" - Part 1”, Archives of Budo, 7: 105–123
  • De Crée, Carl; Jones, Llyr C. (2011b), “Kōdōkan Jūdō's Inauspicious Ninth Kata: The Joshi goshinhō - "Self-defense methods for females" - Part 2”, Archives of Budo, 7: 125–137
  • De Crée, Carl; Jones, Llyr C. (2011c), “Kōdōkan Jūdō's Inauspicious Ninth Kata: The Joshi goshinhō - "Self-defense methods for females" - Part 3”, Archives of Budo, 7: 137–139
  • Fromm, Alan; Soames, Nicolas (1982), Judo - The Gentle Way, London: Routledge & Kegan Paul Ltd
  • Fukuda, Keiko (2004), Ju-No-Kata, Berkeley, California: North Atlantic Books
  • Harrison, E.J. (1952), Manual of Judo, London: Foulsham
  • Hoare, Syd (2005), “Development of judo competition rules” (PDF), sydhoare.com, truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2012
  • Hoare, Syd (2009), A History of Judo, London: Yamagi Books
  • Inman, Roy (2005), The Judo Handbook, UK: Silverdale Books
  • Inokuma, Isao; Sato, Noboyuki (1987), Best Judo, Tokyo, Japan: Kodansha International
  • Ishikawa, Takahiko; Draeger, Donn F. (1999), Judo Training Methods, Boston, Massachusetts: Tuttle Publishing
  • Jones, Llyr C.; Hanon, Michael J. (2010), “The way of kata in Kodokan Judo”, Journal of Asian Martial Arts, 19: 8–37
  • Kano, Jigoro (1994), Kodokan Judo, Tokyo, Japan: Kodansha
  • Kano, Jigoro (2005), Naoki, Murata (biên tập), Mind Over Muscle: Writings from the founder of Judo, Tokyo, Japan: Kodansha
  • Kano, Jigoro (2008), Watson, Brian N. (biên tập), Judo Memoirs of Jigoro Kano, Victoria, BC: Trafford Publishing
  • Kashiwazaki, Katsuhiko (1992), Shimewaza, Judo Masterclass Techniques, London: Ippon Books
  • Kashiwazaki, Katsuhiko (1997), Osaekomi, Judo Masterclass Techniques, London: Ippon Books
  • Koizumi, Gunji (tháng 4 năm 1947), “1936 Conversation with Jigoro Kano”, Budokwai Bulletin
  • Lowry, Dave (2006), In the dojo. A guide to the rituals and etiquette of the Japanese martial arts, Boston, MA: Weatherhill
  • Mifune, Kyuzo (2004), The Canon of Judo: Classic teachings on principles and techniques, Tokyo, Japan: Kodansha
  • Ohlenkamp, Neil (2006), Judo Unleashed: Essential Throwing & Grappling Techniques for Intermediate to Advanced Martial Artists, Maidenhead: McGraw-Hill
  • Otaki, Tadao; Draeger, Donn F. (1997), Judo Formal Techniques: Complete guide to Kodokan randori no kata , Clarendon, Vermont: Tuttle Publishing
  • Takahashi, Masao (2005), Mastering Judo, Champaign, Illinois: Human Kinetics
  • Lê Thanh Vĩnh (2005). Căn bản Judo. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Trẻ.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]