Trang hạn chế sửa đổi (bán khóa)

Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Cẩn trọng khi dùng từ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm

Wikipedia không cấm bất kỳ từ ngữ nào, tuy nhiên một số cách biểu đạt nào đó cần được cẩn trọng khi sử dụng, bởi vì nó có thể khai mào cho sự thiên vị, thành kiến. Cần cố gắng loại bỏ các kiểu biểu đạt như tâng bốc, miệt thị, mập mờ, sáo mòn, hoặc tán đồng với một quan điểm nào đó.

Những lời khuyên trong hướng dẫn này không bị giới hạn trong từng ví dụ đưa ra và cũng không nên áp dụng nó một cách cứng nhắc. Vấn đề mà hướng dẫn này nhắm tới, đó là giúp các bài viết được trình bày tốt hơn và phù hợp với những cột trụ cốt lõi, đó là: Thái độ trung lập, Không đăng nghiên cứu chưa được công bốThông tin kiểm chứng được. Hướng dẫn này cũng không áp dụng đối với những câu trích dẫn nguyên văn từ các tài liệu gốc.

Những ngôn từ có thể tạo nên sự thiên vị / thành kiến

Trò tâng bốc trơ trẽn

... huyền thoại, vĩ đại, tôn kính, có tầm nhìn xa trông rộng, xuất sắc, chủ đạo, hàng đầu, lừng danh, tân tiến nhất, hiện đại nhất, lỗi lạc, trứ danh, nổi tiếng, phi thường, có uy tín, đẳng cấp thế giới, có danh vọng, bậc thầy...
Peacock terms.png

Những từ như thế này thường được sử dụng một cách khơi khơi để quảng cáo cho chủ đề của một bài viết mà cũng chẳng có chú thích nguồn gốc bằng thông tin kiểm chứng được. Những từ ngữ như thế được cộng đồng Wikipedia gọi là "ngôn ngữ của loài công". Thay vì chỉ đưa ra những tuyên bố không kiểm chứng được về tầm quan trọng của đối tượng, hãy sử dụng các sự kiện và thành tích để chứng minh tầm quan trọng đó.[1]

  • Ví dụ khen kiểu con công:
  • Bob Dylan là một nhân vật nổi trội của nền văn hóa ly khai trong thập niên 1960 và là một nhạc sĩ lỗi lạc.
  • Chỉ cần những sự kiện:
  • Dylan được tạp chí Time bầu chọn là một trong 100 người quan trọng nhất của thế kỷ, và tạp chí này cũng đánh giá ông là "nhà thơ bậc thầy, nhà phê bình xã hội một cách châm biếm và gan dạ, lãnh tụ tinh thần của một thế hệ phản văn hóa".[2] Vào giữa thập niên 1970, những bài hát của ông đã được hàng trăm ca sĩ hát lại.[3]

Những bài được viết bằng những ngôn từ như vậy cần được viết lại để khắc phục hoặc có thể gắn bản mẫu {{Peacock}}.

Từ ngữ gây tranh cãi

...giáo phái, kỳ thị chủng tộc, đồi trụy, lầm đường, phản bội, bè lũ, chính thống, dị giáo, cực đoan, khủng bố, phản động, bạo động, gây tranh cãi, hoang đường, ngụy-...

Việc sử dụng những từ ngữ có hàm ý nặng nề—chẳng hạn như gọi một tổ chức là giáo phái, gọi một cá nhân là kỳ thị chủng tộc, khủng bố hay bạo động hoặc đánh giá thói quen tình dục của một người là đồi trụy—tốt nhất là nên tránh, vì kiểu diễn đạt quan điểm như thế có thể gây nên sự tranh cãi, chỉ trừ khi cách diễn đạt này được sử dụng một cách rộng rãi để mô tả về chủ thể bài viết bởi nhiều nguồn đáng tin cậy bên ngoài.

Tiền tố ngụy hay giả hàm ý cái gì đó sai hoặc giả mạo, và điều này có thể dẫn đến tranh cãi. Chỉ sử dụng cách diễn đạt này khi nào nó được sử dụng rộng rãi bởi nhiều nguồn đáng tin cậy bên ngoài. Khi sử dụng từ gây tranh cãi, hãy cho người đọc biết được đủ thông tin rằng cuộc tranh cãi này là về cái gì. Tốt nhất hãy dùng những nguồn uy tín để chứng minh về sự tồn tại của cuộc tranh cãi, và từ này không nên dùng để thừa nhận quá mức một quan điểm thiểu số (fringe).[4]

Từ ngữ vô căn cứ

Weasel words.svg
...một số người nói, nhiều học giả tuyên bố, người ta tin/coi, nhiều người có quan điểm, phần đông cảm giác, các chuyên gia công bố, nó thường được báo cáo, nó được nghĩ một cách phổ biến rằng, nghiên cứu cho thấy, khoa học cho rằng...

Sử dụng "những từ vô danh" nhằm để khẳng định một điều gì đó, tuy nhiên lại hàm ý tinh tế một ý nghĩa gì đó khác, đối lập, và mạnh hơn cái cách mà những cụm từ này thể hiện. Một dạng phổ biến của lối viết này đó là thông qua những nguồn rất mơ hồ để đưa ra những phát biểu có vẻ có sức thuyết phục nhưng thật sự là không có căn cứ rõ ràng. Các cụm từ như trên cho thấy được sự tồn tại của quan điểm, nhưng người đọc không có cơ hội để truy cập vào nguồn chứa các thông tin này. Tuy nhiên, nếu những quan điểm này được dẫn từ các nguồn dẫn uy tín với cùng cách biểu đạt như vậy, thì nó đại diện cho quan điểm của nguồn chứ không phải quan điểm của người viết. Nguồn đáng tin cậy này tự thân nó có thể phân tích và giải thích quan điểm của chính nó trong cách dùng từ như vậy, nhưng chúng ta, những biên tập viên của Wikipedia, không thể tự làm như thế bởi vì nó có thể thay đổi ý của nguồn gốc và vi phạm điều khoản trung lập. Nếu gặp những trường hợp như thế, có thể gắn thẻ {{who}} (ai nói?) hoặc {{which?}} vào chỗ cần phải chứng minh nguồn.

Chú thích

  1. ^ The template {{Peacock term}} is available for inline notation of such language where used inappropriately.
  2. ^ Cocks, Jay (14 tháng 6 năm 1999). “The Time 100: Bob Dylan”. Time. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2008. Không cho phép mã đánh dấu trong: |publisher= (trợ giúp)
  3. ^ Grossman, Loyd. A Social History of Rock Music: From the Greasers to Glitter Rock (McKay: 1976), p. 66.
  4. ^ The template {{POV-statement}} is available for inline notation of such language where used inappropriately.

Liên kết ngoài