Tencent

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới điều hướng Bước tới tìm kiếm
Tencent Holdings Limited
Tên bản ngữ
腾讯控股有限公司
Loại hình
Công ty đại chúng
Mã niêm yếtSEHK700
Ngành nghềInternet
Thành lập12 tháng 11 năm 1998; 23 năm trước (1998-11-12)
Người sáng lậpMã Hóa Đằng
Trương Chí Đông
Trụ sở chínhThâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc
Khu vực hoạt độngToàn cầu
Nhân viên chủ chốt
Mã Hóa Đằng
(Chairman & CEO)
Sản phẩmMạng lưới xã hội, Truyền thông đại chúng, Cổng thông tin điện tử, Thương mại điện tử, Trình duyệt web, Phần mềm diệt virusMultiplayer online game
Dịch vụOnline service provider
Doanh thuTăng 60.49 billion Nhân dân tệ (2013)[1]
Tăng 19.2 billion Nhân dân tệ (2013)[1]
Tăng 15.6 billion Nhân dân tệ (2013)[1]
Tổng tài sảnTăng 107.2 billion Nhân dân tệ (2013)[1]
Tổng vốn chủ sở hữuTăng 48.5 billion Nhân dân tệ (2013)[1]
Chủ sở hữuNaspers (35%)
Số nhân viên26,962 (Dec 2013)[2]
Công ty conRiot Games, Epic Games, Supercell, Activision Blizzard (cổ đông)
Websitetencent.com

Tencent Holdings Limited (tiếng Trung: "腾讯控股有限公司", Hán-Việt: Đằng Tấn khống cổ hữu hạn công ty); là một công ty cổ phần đầu tư Trung Quốc với các công ty con cung cấp dịch vụ truyền thông, giải trí, Internet và dịch vụ giá trị gia tăng điện thoại di động, và hoạt động các dịch vụ quảng cáo trực tuyến tại Trung Quốc. Tập đoàn này sở hữu mạng xã hội WeChat với hơn 1 tỷ người sử dụng.[3] Trụ sở chính của công ty ở Nam Sơn, Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc.

Ngày 21/11/2017 Tencent đã được định giá 523 tỉ USD, hơn Facebook 1 tỉ USD. Đồng thời hãng quản lý mạng xã hội WeChat cũng đánh bại cả Alibaba để trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên cán mốc 500 tỉ USD về giá trị thị trường.

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Người sáng lập ra Tencent là Mã Hóa Đằng, biệt danh "Pony", và ông là người đàn ông giàu nhất Trung Quốc, với tổng tài sản khoảng 50 tỉ USD, ông trở thành cái tên được quan tâm nhiều nhất trong giới công nghệ toàn cầu hiện nay. Năm 1993, ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Thâm Quyến với bằng khoa học máy tính, ông Ma làm việc trong lĩnh vực kinh doanh máy nhắn tin. Tuy nhiên, chỉ năm năm sau khi rời trường đại học, ông đã thành lập Tencent và bắt đầu tập trung vào nền tảng truyền thông với mục đích làm cho Tencent thành công ty công nghệ hàng đầu.

Những ngày đầu hoạt động của Tencent không hề suôn sẻ khi thường bị xem là một bản sao và vướng phải cáo buộc sao chép các sản phẩm phương Tây, tìm cách làm cho chúng thích nghi với thị trường Đại lục. Ví dụ, nền tảng nhắn tin máy tính của Tencent được cho là giống với sản phẩm tương tự của AOL, một công ty cung cấp dịch vụ internet toàn cầu có trụ sở tại Mỹ. Nhưng sau đó, Tencent đã có một cuộc "tấn công vàng" với WeChat, ứng dụng nhắn tin di động đang được sử dụng bởi gần 1 tỉ người, chủ yếu là ở Trung Quốc. Song, WeChat không chỉ là tin nhắn, nó còn phục vụ như một hệ sinh thái bao gồm cả mạng tìm kiếm, mạng xã hội và nền tảng thanh toán.

Tập đoàn lớn thứ 5 toàn cầu[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Bloomberg, giới đầu tư đang đổ xô mua cổ phiếu hãng quản lý mạng xã hội lớn của Trung Quốc. Cổ phiếu Tencent tăng 127.5% từ đầu năm 2017, đẩy giá trị thị trường công ty lên khoảng 292 tỉ USD tính đến hết ngày giao dịch 21/11/2017. Song giá cổ phiếu lên cao cũng khiến định giá công ty bay xa. Hiện Tencent được giao dịch ở mức gấp 50 lần so với doanh thu, cao hơn mức trung bình là 30 lần doanh thu trong hai năm qua. Hiện chỉ có bốn công ty lớn hơn Tencent là Apple, Alphabet, MicrosoftAmazon.

Những mảng kinh doanh của Tencent[sửa | sửa mã nguồn]

WeChat không phải là yếu tố duy nhất khiến các nhà đầu tư hứng thú với Tencent. "Gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc đã mở rộng hoạt động sâu hơn vào các lĩnh vực khác bao gồm trò chơi trên điện thoại thông minh, thanh toán di động và nhạc trực tuyến. Tất cả các mảng kinh doanh này đã giúp Tencent đạt lợi nhuận kỷ lục trong năm 2017. Ngoài ra, Tencent cũng đang đầu tư mạnh vào các công ty công nghệ khác trên thế giới. Được biết, Tencent đang nắm giữ 5% cổ phần của Tesla và 12% cổ phần của Snap, công ty mẹ của ứng dụng SnapChat.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e “2013 Annual Report” (PDF). Tencent.com. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2014.
  2. ^ “Tencent Holdings listed”. Google Finance.
  3. ^ Biographical Dictionary of New Chinese Entrepreneurs and Business Leaders, Pg. 111-112 Ilan Alon and Wenxian Zhang. Edward Elgar Publishing, 2009. Google Book Search.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]